Bạn sẽ có trải nghiệm giao dịch tốt hơn khi nắm được các kiến thức cơ bản về giao dịch ngoại hối và các công cụ khác. Tìm hiểu thêm về một số thuật ngữ giao dịch chính dưới đây, bao gồm:
- Cặp tiền tệ, cặp tiền tệ chéo, đồng tiền cơ sở và đồng tiền định giá
- Giá mua và giá bán
- Chênh lệch
- Lô và khối lượng hợp đồng
- Điểm cơ bản (pip), điểm (point), kích thước điểm cơ bản và giá trị điểm cơ bản
- Ký quỹ và đòn bẩy
- Số dư, vốn luân chuyển và tiền ký quỹ khả dụng
- Lợi nhuận và thua lỗ
- Mức ký quỹ, cảnh báo mức tiền ký quỹ và ngưng giao dịch
- Lệnh chờ và Lệnh thị trường
- Quản lý rủi ro
Cặp tiền tệ, cặp tiền tệ chéo, đồng tiền cơ sở và đồng tiền định giá
Cặp tiền tệ là loại tiền tệ của hai quốc gia được kết hợp với nhau để giao dịch trên thị trường ngoại hối. Một số ví dụ về các cặp tiền tệ là EURUSD, GBPJPY, NZDCAD, v.v.
Một cặp tiền tệ không chứa USD được gọi là cặp tiền tệ chéo.
Loại tiền tệ đứng trước trong một cặp được gọi là "đồng tiền cơ sở" và loại tiền tệ đứng sau được gọi là "đồng tiền định giá".
Giá mua và giá bán
Giá mua là giá nhà môi giới mua đồng tiền cơ sở và là giá nhà giao dịch bán đồng tiền cơ sở.
Giá bán là giá nhà môi giới bán đồng tiền cơ sở và là giá nhà giao dịch mua đồng tiền cơ sở.
Lệnh mua được mở tại mức giá bán và đóng tại mức giá mua.
Lệnh bán được mở tại mức giá mua và đóng tại mức giá bán.
Chênh lệch
Chênh lệch là sự khác biệt giữa giá bán và giá mua của một công cụ giao dịch, đồng thời là nguồn lợi nhuận chính của các nhà môi giới tạo lập thị trường. Giá trị chênh lệch được tính bằng điểm cơ bản. Bạn nêntìm hiểu thêm về định nghĩa chênh lệch, cũng như những điểm khác nhau giữa chênh lệch thả nổi và chênh lệch ổn định.
Lô và khối lượng hợp đồng
Thuật ngữ "lô" chỉ số lượng lệnh được tính. Một lô cơ bản thường bằng 100 000 đơn vị đồng tiền cơ sở nhưng có nhiều loại lô khác nhau:
- Lô tiêu chuẩn: 1 lô = 100 000 đơn vị
- Lô nhỏ: 0.1 lô = 10 000 đơn vị
- Lô siêu nhỏ: 0.01 lô = 1 000 đơn vị
- Lô nano: 0.001 lô = 100 đơn vị
Khối lượng hợp đồng là một số lượng cố định của đồng tiền cơ sở trong một lô, thường được đặt là 100 000.
Điểm cơ bản (pip), điểm (point), kích thước điểm cơ bản và giá trị điểm cơ bản
Điểm cơ bản là chữ số thập phân thứ 4 trong giá, còn điểm là chữ số thập phân thứ 5 trong giá; sự thay đổi của giá được đo bằng điểm cơ bản hoặc điểm.
1 điểm cơ bản = 10 điểm.
Nếu giá thay đổi từ 1.11115 thành 1.11135, giá đó được tính là 2 điểm cơ bản hoặc 20 điểm.
Kích thước điểm cơ bản giúp nhận biết vị trí điểm cơ bản trong giá của một công cụ.
Ví dụ: khi giá là 1.11115, kích thước điểm cơ bản là 0.0001 vì nó là số thập phân thứ tư.
Giá trị điểm cơ bản là số tiền sẽ kiếm được hoặc bị mất nếu giá thay đổi 1 điểm cơ bản.
Công thức tính giá trị điểm cơ bản là
Giá trị điểm cơ bản = Số lô x Khối lượng hợp đồng x Kích thước điểm cơ bản.
Bảng sau đây tóm tắt các kích thước điểm cơ bản cho các công cụ giao dịch với các định dạng giá khác nhau.
Các đơn vị tiền tệ tiêu chuẩn | Vàng, Bạc, JPY | Tiền kỹ thuật số | |
---|---|---|---|
Định dạng giá | EURUSD: 1.21568 | USDJPY: 113.115 | BTCUSD: 6845.25 |
Điểm cơ bản | Số thập phân thứ tư | Số thập phân thứ hai | Số thập phân thứ nhất |
Điểm | Số thập phân thứ năm | Số thập phân thứ ba | Số thập phân thứ hai |
Kích thước điểm cơ bản | 0.0001 | 0,01 | 0.1 |
Máy tính giao dịch Exness là công cụ rất tiện dụng có thể tính toán tất cả những giá trị này cho bạn. Chúng tôi cũng cung cấp hướng dẫn đơn giản về cách sử dụng Máy tính của nhà giao dịch.
Ký quỹ và đòn bẩy
Ký quỹ là số tiền được nhà môi giới tạm giữ lại để duy trì một lệnh mở và được tính bằng đồng tiền của tài khoản giao dịch.
Đòn bẩy là tỷ lệ vốn luân chuyển trên vốn vay và ảnh hưởng đến số tiền ký quỹ được giữ lại khi mở một lệnh. Exness cung cấp đòn bẩy không giới hạn cho một số công cụ và tài khoản giao dịch đáp ứng các tiêu chí về vốn luân chuyển. Nhưng bạn cần nắm rõ cách thức hoạt động của đòn bẩy không giới hạn trước khi quyết định sử dụng tính năng này.
Đòn bẩy càng cao thì ký quỹ càng ít.
Truy cập đường liên kết để tìm hiểu chi tiết về việc đòn bẩy ảnh hưởng như thế nào đến các yêu cầu ký quỹ.
Số dư, vốn luân chuyển và tiền ký quỹ khả dụng
Số dư là tổng được tính của tất cả các giao dịch đã hoàn thành trên một tài khoản giao dịch, bao gồm cả giao dịch nạp tiền và rút tiền. Đây có thể là số tiền bạn có trước khi mở lệnh hoặc sau khi đóng tất cả các lệnh đang mở; số dư không thay đổi khi lệnh vẫn mở.
Vốn luân chuyển là số dư của tài khoản giao dịch cộng hoặc trừ đi tổng lợi nhuận hoặc thua lỗ thả nổi và phí qua đêm.
Vốn luân chuyển = Số dư +/- Lợi nhuận/Thua lỗ thả nổi + Phí qua đêm
Nếu như ký quỹ do nhà môi giới giữ lại để duy trì lệnh mở thì tiền ký quỹ khả dụng là số tiền còn lại trong tài khoản giao dịch, không bị giữ lại; nói cách khác, đây là số tiền có thể được dùng để mở lệnh mới.
Vốn luân chuyển = Tiền ký quỹ + Tiền ký quỹ khả dụng
Lợi nhuận và thua lỗ
Lợi nhuận hay thua lỗ là mức chênh lệch giữa giá mở và giá đóng của một lệnh.
Lợi nhuận/Thua lỗ = chênh lệch giữa giá mở và đóng lệnh (theo điểm cơ bản) x Giá trị điểm cơ bản
Lệnh mua
Lệnh mua có lời khi giá đóng lệnh (giá mua) lớn hơn giá mở lệnh (giá bán). Nếu giá đóng lệnh nhỏ hơn giá mở lệnh thì lệnh mua bị lỗ.
Lệnh bán
Lệnh bán có lời khi giá đóng lệnh (giá bán) nhỏ hơn giá mở lệnh (giá mua). Nếu giá đóng lệnh lớn hơn giá mở lệnh thì lệnh bán bị lỗ.
Bạn nên đọc bài viết của chúng tôi về cách tính toán lợi nhuận và thua lỗ để có thêm thông tin về chủ đề này.
Mức ký quỹ, cảnh báo mức tiền ký quỹ và ngưng giao dịch
Mức ký quỹ là tỷ lệ vốn luân chuyển trên tiền ký quỹ, được tính theo %.
Mức ký quỹ = (Vốn luân chuyển / Tiền ký quỹ) x 100
Cảnh báo mức tiền ký quỹ là cảnh báo được gửi trong thiết bị giao dịch đầu cuối để báo rằng bạn có thể cần nạp tiền hoặc đóng một vài lệnh để tránh bị ngưng giao dịch. Thông báo này được gửi khi mức kỹ quỹ giảm tới một con số nhất định, được gọi là mức cảnh báo mức tiền ký quỹ; mức cảnh báo mức tiền ký quỹ được quy định cho từng loại tài khoản.
Ngưng giao dịch là tình trạng tự động đóng lệnh khi mức ký quỹ giảm xuống tới mức ngưng giao dịch (0%).
Trong một số trường hợp, tài khoản có lệnh bảo toàn rủi ro vẫn có thể rơi vào tình trạng ngưng giao dịch. Hãy truy cập đường liên kết này để tìm hiểu thêm về lệnh bảo toàn rủi ro.
Một số tài khoản giao dịch của Exness có thể hoạt động trong chế độ Bảo vệ khỏi ngưng giao dịch, thông tin được giải thích chi tiết hơn trong bài viết này về mức ngưng giao dịch cho nhiều loại tài khoản khác nhau.
Lệnh chờ và Lệnh thị trường
Lệnh giới hạn là một lệnh chờ với hướng dẫn khớp lệnh giao dịch ở mức giá có lợi hơn giá thị trường hiện tại. Lệnh sẽ được thực hiện khi thị trường đạt đến mức giá đã định. Có 4 loại lệnh giới hạn khác nhau:
Lệnh giới hạn:
Chờ mua giá thấp - là lệnh mua tại mức giá bằng hoặc thấp hơn giá bán hiện tại.
Chờ bán giá cao - là lệnh bán tại mức giá bằng hoặc cao hơn giá mua hiện tại.
Lệnh dừng:
Chờ mua giá cao - là lệnh mua tại mức giá cao hơn giá bán hiện tại.
Chờ bán giá thấp - là lệnh bán tại mức giá thấp hơn giá mua hiện tại.
Các loại lệnh MT5 khác:
Chờ mua kết hợp - lệnh kết hợp lệnh Chờ mua giá cao và Chờ mua giá thấp. Loại lệnh này cần có hai mức giá và chỉ được khớp khi đạt được cả hai mức giá này.
Chờ bán kết hợp - lệnh kết hợp giữa lệnh Chờ bán giá thấp và Chờ bán giá cao. Loại lệnh này cần có hai mức giá và chỉ được khớp khi đạt được cả hai mức giá này.
Lệnh thị trường là phương thức khớp lệnh mua hoặc lệnh bán ngay lập tức theo giá thị trường hiện tại. Trong thị trường biến động, trượt giá có thể ảnh hưởng đáng kể đến các lệnh đã được khớp. Giá có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá thị trường mong muốn, hiển thị trong cửa sổ thiết bị đầu cuối.
Vui lòng tham khảo các loại lệnh có sẵn cho tài khoản Exness để tìm hiểu thêm về các loại lệnh và khớp lệnh.
Quản lý rủi ro
Hãy lưu ý rằng hoạt động giao dịch trên thị trường tài chính có mức độ rủi ro cao và có thể không phù hợp với tất cả các nhà đầu tư. Bạn cần nghiên cứu kỹ lưỡng và nắm vững kiến thức về các thị trường này trước khi giao dịch, đồng thời không bao giờ nên đầu tư nhiều hơn khả năng chịu lỗ của mình.
Ngoài ra, bạn cũng nên sử dụng những kỹ thuật quản lý rủi ro hiệu quả, cũng như thường xuyên theo dõi giao dịch của mình để đảm bảo các lệnh giao dịch này vẫn nằm trong khả năng chịu rủi ro của bạn.
Bình luận
0 bình luận
Vui lòng đăng nhập để viết bình luận.